Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng

Ngày: 01/07/2020 lúc 11:32AM

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh có thể gặp quanh năm, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, do vậy các bậc phụ huynh không nên lơ là với bệnh này trong bất cứ thời điểm nào.

Bs CK II Lê Hoàng San

Nguyên Viện phó Viện Pasteur TpHCM

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh có thể gặp quanh năm, ở hầu hết các địa phương, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam, do vậy các bậc phụ huynh không nên lơ là với bệnh này trong bất cứ thời điểm nào.

1. NGUYÊN NHÂN

  • Do virút gây ra, chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Là bệnh có thể gây thành dịch lớn, có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh trong vòng vài giờ, có thể gây tử vong.

2. DẤU HIỆU

  • Nhận biết sớm và chăm sóc trẻ em mắc bệnh là yếu tố rất quan trọng giúp giảm tỷ lệ mắc, giảm tử vong.
  • Các dấu hiệu của bệnh tay-chân-miệng rất dễ nhận biết và bao gồm:
    • Sốt: sốt nhẹ hoặc sốt cao. Sốt cao không thể hạ là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
    • Tổn thương ở da: dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…

DauHieuBenhTayChanMieng

Hình ảnh: Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Khi phát hiện trẻ em mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa Truyền nhiễm trẻ em để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng.

3. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG CÓ THỂ ĐƯỢC PHÒNG TRÁNH KHÔNG?

Được. Việc quan trọng nhất cha mẹ có thể làm là chú ý lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi và những thứ em bé có thể chạm vào thường xuyên bằng dung dịch khử trùng.

Việc không kém phần quan trọng nữa là cha mẹ cần quan sát kỹ những biểu hiện bất thường để phát hiện và điều trị kịp thời.

4. CÁCH PHÒNG CHỐNG

  • Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị.
  • Vệ sinh cá nhân và nhà cửa đặc biệt quan trọng để tránh lây lan (trẻ nhỏ và sơ sinh chủ yếu ở nhà, bị mắc bệnh là do trẻ lớn, người lớn mang từ ngoài về lây lan).
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Hoặc rửa tay 4-5 lần/ngày bằng nước rửa tay khô Cleanex hay ZeroV sẽ giảm 70% nguy cơ nhiễm khuẩn cho con người.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Cách ly trẻ em bị bệnh tại nhà. Không đến trường học, nơi các em bé chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.
  • Cha mẹ có thể sử dụng dung dịch khử trùng chuyên dụng Sterine của công ty Hợp Trí với 3 hoạt chất thế hệ mới, giúp diệt được 99.9% vi khuẩn, vi rút, nấm gây nên các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tay chân miệng.

Cách sử dụng Sterine như sau:

Bước 1: Lau sạch bụi bề mặt vật dụng nhà cửa

Cha mẹ cần dùng khăn lau sạch các bụi bẩn còn bám trên bề mặt đồ dùng, sàn nhà, tay nắm cửa phòng, cửa nhà vệ sinh... trước khi tiến hành lau. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sát khuẩn.

Bước 2: Pha 20 ML dung dịch khử trùng Sterine với 10 L nước sạch

PhaDungDichSterine

Hình ảnh: Pha dung dịch Sterine với nước sạch

Bước 3:

Dùng dụng cụ lau sàn, khăn lau nhúng dung dịch Sterine để lau bề mặt, để khô tự nhiên trong ít nhất 15 phút. Không cần rửa hay lau lại bề mặt với nước.

Lưu ý khi sử dụng dung dịch khử trùng nhà cửa Sterine:

  • Dung dịch khi pha xong cần phải sử dụng ngay, không để lâu quá 24 tiếng sẽ bị mất tác dụng.
  • Lau 1 chiều từ trong ra ngoài.
  • Khi lau cần đeo khẩu trang kháng khuẩn, tránh dính trực tiếp vào da, mắt, mũi miệng.
  • Sau khi hoàn thành quá trình lau, cần rửa tay bằng xà phòng để phòng ngừa trường hợp dung dịch Sterine hoặc các loại virus, vi khuẩn có thể tiếp xúc vào cơ thể.
  • Lặp lại mỗi tuần khi vào mùa dịch. Lặp lại mỗi ngày trong địa bàn có nguy cơ cao.

Việc khử trùng đồ chơi trẻ em rất đơn giản, cha mẹ chỉ cần ngâm chúng với Sterine trong 15 phút. Sau đó, rửa sạch với nước và phơi khô.

Có thể thấy, bệnh tay chân miệng lây lan một cách nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của bé. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ biết thêm kiến thức về con đường lây lan và cách phòng tránh bệnh cho trẻ.

Nguồn : https://uap.com.vn/chia-se/suc-khoe-cong-dong/item/148-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-tay-chan-mieng

Thanh Thảo
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục