VIỆC ĐO HUYẾT ÁP CÓ THẬT SỰ CẦN THIẾT ?

Ngày: 21/03/2022 lúc 15:38PM

Việc kiểm soát huyết áp mỗi ngày là điều thật sự cần thiết không chỉ đối với riêng phần lớn người cao tuổi mà ngay chính cả các bạn trẻ (đặc biệt là những bạn có sức đề kháng yếu), thậm chí là ngay cả các em bé nhỏ tuổi. Bất kì sự dao động quá mức nào của huyết áp cũng là một nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.

Nhưng bạn đã thật sự nghe nói và biết đến các tác hại, biến chứng khó lường của việc huyết áp quá cao hay quá thấp gây ra chưa ? Hôm nay, Y tế Sơn Hương xin phép chia sẻ với các bạn về cách nhận biết các chỉ số trên máy đo huyết áp đang báo hiệu cơ thể ở mức huyết áp bình thường, cao hay thấp, huyết áp kẹt, những lưu ý về biểu hiện bệnh và cách phòng ngừa.

Theo PGS.TS.Nguyễn Đức Hải (Viện trưởng Viện điều trị cán bộ cao cấp, Bệnh viện TWQĐ 108) cho biết: Ở người trưởng thành, có sức khỏe bình thường, mức huyết áp ổn định là dưới 130/80mmHg

 

1. Huyết áp cao:

Huyết áp được xác định là cao khi từ 140/90 mmHg hoặc cao hơn, huyết áp cao được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng gây ra rất khó đoán và không thể lường trước được.

Các triệu chứng của huyết áp cao:

  • Đau đầu, ù ta, hoa mắt, mất cân bằng cơ thể

  • Thở nông

  • Chảy máu mũi

  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh

  • Mắt mờ

  • Chóng mặt, buồn nôn

  • Tiểu ra máu

  • Khó ngủ

Đặc biệt: tác hại cao nhất mà bệnh nhân cao huyết áp dễ gặp phải nếu không phát hiện kịp thời có thể sẽ là: đột quỵ, đau tim, suy tim, chứng phình động mạch

Đau tim là biến chứng nguy hiểm trong bệnh cao huyết áp

Đối tượng dễ bị cao huyết áp:

Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình bố hoặc mẹ bạn có tiền sử huyết cao cao, thì tỷ lệ mắc bệnh của con cái dao động từ 15 -28%, còn nếu cả bố mẹ đều bị cao huyết áp thì tỷ lệ mắc bệnh của bạn từ 20 - 45%

Người có độ tuổi từ 35: từ 35 tuổi trở đi rất dễ bị cao huyết áp, đặc biệt là độ tuổi trung niên và cao tuổi

Người béo phì: khi bị thừa cân, bạn sẽ dễ mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch. Theo khảo sát cho thấy, người béo phì sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp cao gấp 2 - 6 lần so với người bình thường. Vì thế, bạn nên có một chế độ ăn hợp lý và tập luyện thể dục thể thao đều đặn để phòng tránh không chỉ bệnh cao huyết áp mà còn nhiều bệnh lý khác

Người mắc bệnh lý như: thận, tim, tiểu đường: đây là nhóm đối tượng nguy hiểm sẽ dễ mắ bệnh

Người có tinh thần dễ nóng nảy, hay căng thẳng: khi bạn nóng giận hoặc căng thẳng quá mức, lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thống thần kinh, khi đó quá trình điều tiết của vỏ não mất khả năng tự điều hòa khiến áp suất tâm thu tăng, trở ngại ngoại vi tăng dần dẫn tới cao huyết áp.

Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: nếu bạn là một người ăn nhiều muối vào mỗi bữa ăn, ăn quá nhiều mỡ động vật hay quá nhiều đường sẽ dễ mắc bệnh

Người ít hoạt động, ít tập thể dục: nếu bạn là người làm việc phải ngồi một chỗ quá lâu và không đứng lên di chuyển, một thời gian dài quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn máu chậm, chức năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, béo phì, tiểu  đường cũng tăng lên.

Người hay hút thuốc lá: hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi và những người xung quanh mà còn dễ mắc bệnh (cao gấp 2.5 lần người không hút thuốc)

Người nghiện rượu: khi lượng rượu đưa vào cơ thể tăng lên dẫn tới huyết áp tâm thu cũng dần tăng lên, huyết áp tâm trương cũng tăng lên đôi chút. Chỉ số huyết áp và lượng rượu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Uống rượu lâu ngày dẫn tới bệnh cao huyết áp chính bởi rượu làm kích thích tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến hệ thống thận và tính thông dẫn của màng tế bào khiến nồng độ cacbon tăng cao dẫn đến trở lực ngoại vi của huyết áp tăng lên.

Người béo phì có nguy cơ dễ mắc cao huyết áp

2. Huyết áp thấp:

 Người có huyết áp thấp là khi tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

 

Các triệu chứng của huyết áp thấp:

  • Hoa mắt, chóng mặt

  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng

  • Ngất

  • Giảm tập trung

  • Mờ mắt

  • Buồn nôn

  • Da lạnh, nhợt nhạt

  • Mệt mỏi

  • Trầm cảm

  • Hay khát nước

Đặc biệt: huyết áp thấp có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng khác như: đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, nhiều trường hợp có thể bị tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não ở người bị huyết áp thấp

Đối tượng dễ bị huyết áp thấp:

Người làm việc quá sức, hay căng thẳng, béo phì

Do sinh lý tự nhiên hoặc những người sống ở vùng cao

Phụ nữ đang mang thai dễ bị huyết áp thấp

Bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu bị hạ thấp

Một số loại thuốc điều trị bệnh như: thuốc trị cao huyết áp, trầm cảm hoặc thuốc trị Parkinson,... cũng có thể gây huyết áp thấp

Phụ nữ mang thai dễ bị huyết áp thấp

3. Huyết áp kẹt:

Từ ngữ huyết áp kẹt đường sử dụng khi hiện tượng khi hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg. Khi hiệu số này nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg cũng được xếp vào huyết áp kẹt. Huyết áp kẹt xảy ra khi huyết áp tâm thu giảm hoặc huyết áp tâm trương tăng.

 

Các triệu chứng của huyết áp kẹt:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

  • Bệnh lý: hẹp van động mạch chủ, hẹp van hai lá

  • Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém

Huyết áp kẹt gây bệnh suy tim

Đặc biệt tác hại lớn của huyết áp kẹt gây nên nếu kéo dài dễ dẫn đến suy tim do tạo ra lực cản ngoại vi lớn làm phì đại thất trái.

 

Đối tượng dễ bị huyết áp kẹt: 

Các triệu chứng của huyết áp kẹt: người bị các biến chứng của suy tim hay sốt xuất huyết làm dịch thoát ra khỏi lòng mạch hoặc do bị chấn thương.

 

4. Nhịp tim ảnh hưởng và liên quan như thế nào đối với huyết áp:

Khi nhịp tim tăng lên, hệ động mạch của bạn sẽ luôn co giãn theo để máu lưu thông được dễ dàng và giữ cho huyết áp luôn trong mức phù hợp. Khi bạn hoạt động mạnh hay chơi thể thao, nhịp tim sẽ tăng mạnh hơn nhưng huyết áp thì không tăng đáng kể.

 

Nhịp tim tăng có làm huyết áp tăng ?

Nhịp tim tăng không khiến huyết áp của bạn tăng lên với một con số tương ứng mà huyết áp có thể vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ. Khi nhịp tim tăng lên, các mạch máu sẽ tự động co giãn và cho phép lưu thông lượng máu lớn hơn tới các cơ quan trong cơ thể.

 

Ở những người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ có xu hướng nhịp tim tăng lên, do áp lực lên thành mạch máu cao khiến cho tim bơm máu khó khăn hơn nên trong giai đoạn nào đó người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim tăng nhanh hơn bình thường

Tuy nhiên: ở người béo phì, dấu hiệu nhịp tim tăng cao 1,34 lần so với người bình thường cảnh báo cơ thể bạn đang không ổn định, còn đối với những người có tiểu sử bệnh tiểu đường nhịp tim có thể đạt mức 4,39 lần.

 

5. Phòng tránh bệnh huyết áp cao/huyết áp thấp/huyết áp kẹt:

Ngoài những cách phòng tránh thông thường như:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan

  • Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

  • Tránh thức quá khuya

  • Kiểm soát cân nặng

Thì bản thân mỗi người cũng nên theo dõi các chỉ số huyết áp của cơ thể bằng cách tìm mua những loại máy đo huyết áp điện tử với các chức năng tích hợp và dễ dàng sử dụng ngay cả với những người lớn tuổi để có thể đo huyết áp mọi lúc mọi nơi.

Ngoài ra, phần lớn các máy đo huyết áp điện tự hiện nay đều có bộ nhớ lớn đủ để bạn theo dõi chỉ số mỗi ngày của bản thân cũng như người thân trong gia đình.

Dòng máy đo huyết áp với công nghệ cảm ứng Alpk2 K2-232 đang được ưa chuộng tại Y tế Sơn Hương

Bạn có thể chọn lựa và tham khảo nhiều dòng máy đo huyết áp hiện đại tại các cơ sở, thiết bị dụng cụ y tế uy tin để chọn mua.

Y tế Sơn Hương là một trong những đại lý phân phối chính hãng các dòng máy đo huyết áp điện tử bắp tay và cả cổ tay của các nhãn lớn như: ALPK2, OMRON, MICROLIFE.

 

(Tổng hợp và sưu tầm)

Phương Phạm
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục