5 bước sơ cứu cơ bản với túi cứu thương
Ngày: 26/05/2022 lúc 09:04AM
Biết cách sơ cứu căn bản cũng là một phần giúp cho nạn nhân mau chóng hồi phục vết thương và giảm đau, bước đầu trong quá trình sơ cứu đó là phải đảm bảo bản thân an toàn sau đó mới tiến hành sơ cứu. Khi gặp các tình huống tai nạn bất ngờ, bạn hãy làm theo các bước sau:
1. Xử lý vết thương:
1.1 Đối với vết thương nhẹ:
- Rửa sạch vết thương (đứt tay, té trầy…) bằng nước sạch, rửa dưới vòi nước càng tốt để đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn
- Nếu vết thương dính bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đất ra ngoài
- Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng và thấm khô vết thương bằng gạc sạch
1.2 Đối với vết thương sâu, dài, chảy nhiều máu:
Vết cắt sâu ở chi:
- Dùng tay sạch (dùng găng tay y tế nếu có) bóp chặt lên vết thương, tạo áp lực ngăn chảy máu
- Dùng gạc, vải sạch để che vết thương
- Băng thun quấn vết thương tạo áp lực cầm máu
- Nếu máu thấm qua lớp băng, không gỡ bỏ, mà tiếp tục dùng thêm băng gạc áp tròng lên phía trên
Vết cắt sâu, máu chảy ồ ạt:
- Gọi xe cấp cứu/sự trợ giúp của người khác
- Rửa tay và đeo găng (nếu có)
- Bộc lộ vết thương cần lấy bỏ các dị vật ở vị trí nông
- Không được lấy bỏ các di vật đã cắm sâu vào vết thương
- Cần cầm máu bằng cách sử dụng vải băng ép trực tiếp lên vết thương, cần sử dụng băng vải sạch
- Gác chi bị thương cao hơn mức tim (nếu không bị gãy xương)
- Chúng ta cần đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp
- Dùng băng cuộn để băng ép lên trên vết thương giúp cầm máu (nên sử dụng thêm mảnh vải vô trùng đệm ở giữa)
- Đối với vết thương dị vật bám sâu, ta cần băng xung quanh dị vật để cố định nó
- Nếu vết thương vẫn còn chảy máu, chúng ta không được dùng thêm gạc đệm ở giữa nữa mà đánh giá lại vết thương và đặt miếng đệm mới ở vị trí chính xác để cầm máu
- Tiếp tục kiểm tra đường thở và hô hấp của nạn nhân
- Theo dõi thêm các dấu hiệu của sốc trong khi chờ lực lượng cấp cứu đến
Đặt nạn nhân ở tư thế thoải mái
Vết cắt sâu ở cổ:
- Dùng tay đè chặt vết thương tạo áp lực cầm máu
- Dùng băng thun quấn chéo qua cổ và nách để tạo áp lực cầm máu và nhanh chóng đưa nạn nhân vào viện
Bong gân tổn thương dây chằng:
- Khi bị bong gân cần cởi giày, tất chèn ép quanh vùng bị chấn thương
- Nên đắp khăn có bọc đá lạnh để giúp bớt sưng, giảm đau
- Nên quấn băng cố định xung quanh phần khớp xương bị bong gân, tuy nhiên không được quấn chặt, vì vết thương sẽ sưng lên
- Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay sau khi băng bó xong
2. Bộ dụng cụ sơ cứu cần có trong tình huống khẩn cấp:
2.1 Dụng cụ sơ cứu vết thương:
- Băng bó và băng dán y tế
- Miếng băng dán vết thương kích cỡ khác nhau
- Miếng gạc vô trùng
- Gạc cuộn
- Miếng băng che mắt hoặc mảnh vật liệu che mắt (hơi vồng lên được làm từ chất liệu cứng có đục lỗ dùng đậy úp lên mắt) - - - -- Cuộn keo dán
- Cuộn băng thun dùng để quấn vùng cổ tay, cùi chỏ, cổ chân và đầu gối khi có chấn thương 2 cuộn băng hình tam giác dùng để quấn quanh vùng chấn thương và làm đồ treo đỡ cánh tay
Bộ sơ cấp cứu cơ bản theo đúng quy định của Thông tư 19/2016/TT-BYT
2.2 Một số dụng cụ khác:
- 2 cặp găng tay chất liệu latex hoặc chất liệu khác latex (dùng cho người dị ứng chất latex), găng này nên được mang vào bất kỳ lúc nào có nguy cơ phải tiếp xúc với máu, dịch tiết
- Túi chườm lạnh cấp tốc
- Kim băng an toàn dùng để ghim chặt chỗ nẹp hoặc vùng băng bó
- Dụng cụ dùng để hút, xối rửa vết thương
- Nẹp ngón tay bằng nhôm
- Xi lanh và muỗng đong thuốc dùng để đong một lượng thuốc ấn định khi cần
- Nhiệt kế
- Cây nhíp dùng để gắp bỏ các con ve hay các loại côn trùng chích người và các mảnh găm nhỏ
- Kéo dùng để cắt gạc
- Miếng phủ bảo vệ (trải vùng miệng) dùng khi phải hà hơi thổi ngạt (miệng qua miệng) lúc làm hồi sức tim phổi
- Tấm trải
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh (dạng dung dịch và/hoặc dạng miếng chùi)
- Cuốn sổ tay, tờ rơi hướng dẫn các bước sơ cứu
- Danh sách các số điện thoại khẩn cấp
Y tế Sơn Hương gợi ý cho bạn một số sản phẩm có thể thêm vào bộ sơ cấp cứu 👉tại đây
2.3 Các loại thuốc dùng cho vết cắt hoặc vết thương:
- Dung dịch sát khuẩn hoặc miếng chùi sát khuẩn như hydrogen peroxide, povidone-iodine hoặc chlorhexidine (hiệu Betasept) - - - Thuốc mỡ kháng sinh (hiệu Neosporin, Bactroban) có chứa thành phần bacitracin hoặc mupirocin
- Thuốc rửa mắt vô trùng hoặc nước muối chẳng hạn như dung dịch nước muối dùng cho kính áp tròng
- Thuốc bôi da có chứa Calamine dùng cho các vết chích hoặc chất độc từ cây tầm xuân
- Hydrocortisone dạng kem thoa, dạng mỡ hoặc dung dịch dùng cho những chỗ bị ngứa
3. Các dụng cụ sơ cứu theo đúng quy định của thông tư 19/2016/TT-BYT về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động:
Chi tiết xem tại: https://tailieu.vn/doc/thong-tu-19-2016-tt-byt-2533272.html
4. Nơi bán túi sơ cấp cứu uy tín:
Showroom: 349/175 Lê Đại Hành, P.13, Q.11, TP.HCM
Hotline: 094 735 5454 - (028) 7300 5454
Giờ làm việc:
T2-T6 : 8:30 - 17:00
Thứ 7 : 8:30 - 16:00
5. Mua hàng nhanh - Đặt qua app Grab/Ahamove..:
- Nhập địa chỉ nhận hàng : 349/175 Lê Đại Hành, phường 13, quận 11
Y tế Sơn Hương chuyên bán và phân phối túi sơ cấp cứu theo đúng quy định ban hành của thông tư 19 Bộ Y Tế
Đến và mua hàng tại Y tế Sơn Hương bạn sẽ được:
- Cam kết hàng chính hãng 100%
- Chăm sóc khách hàng chu đáo
Mọi chi tiết tham khảo mời bạn ghé thăm tại: https://www.ytesonhuong.com/
Địa chỉ: 349/175 Lê Đại Hành P.11 Q.13 Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 094 735 5454
Email: hotro@ytesonhuong.com