CÁC CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI CHẠY TRAIL

Ngày: 21/03/2022 lúc 10:44AM

Là một người thường xuyên chạy bộ và ưa thích các hoạt động về thể lực, vậy bạn đã biết rõ về các chấn thương đôi khi sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động chưa ? Cùng Y tế Sơn Hương điểm qua các chấn thương cơ bản để khắc phục và biết cách chữa trị kịp thời nhé

 
1. Chấn thương đầu gối:
Cơn đau sẽ thường diễn ra ở phía sau hoặc xung quanh xương bánh chè. Khi đi lên xuống cầu thang hoặc cử động đứng lên ngồi xuống bạn sẽ cảm nhận rõ rệt cơn đau
Nguyên nhân gây ra thường là do hoạt động thể thao, ngã do tai nạn, đứng quá lâu hoặc đứng sai tư thế cũng có thể gây nên 

Chấn thương đầu gối là loại chấn thương thường gặp

 
Cách xử lý đơn giản là bạn hãy thử giảm quãng đường chạy, thay thế một đôi giày khác dễ chịu hơn và chạy trên một mặt phẳng
 
2. Viêm gân Achilles:
Còn được gọi là hiện tượng viêm chân gót, ban đầu đau tăng lên khi bắt đầu tập thể dục và thường giảm dần mặc dù vẫn tiếp tục tập
Nguyên nhân thường xảy ra khi bạn đột ngột tăng quãng đường chạy lên quá nhiều hoặc do đôi giày chạy không thoải mái. Phần trăm còn lại là do cơ địa cấu trúc tự nhiên của bàn chân và bắp chân của bạn
 Cách xử lý là bạn hãy nhớ luôn giãn cơ sau khi đã tập luyện xong, luôn chườm đá và có chế độ nghỉ ngơi sau tập hợp lý
 
3. Viêm cân gan chân:
Còn được gọi là viêm cân bàn chân, là tình trạng cân của viêm bàn chân gây đau gót và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày 
Nguyên nhân gây ra: bạn sẽ cảm thấy đau nhiều ở gót chân nhất là lúc mới ngủ dậy, bệnh thường xảy ra vào khoảng độ tuổi trên 40, những người có các hoạt động thể thao như nhảy aerobic, khiêu vũ, chạy bộ,..., do cấu trúc tự nhiên của bàn chân hay những người làm nghề phải đứng yên một chỗ thời gian quá lâu

Viêm gân gót chân gây khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày
 
Các xử lý là bạn hãy lăn quả bóng tennis vào lòng bàn chân và mang giày có lớp đệm để giảm cảm giác đau chân
 

4. Đau xương cẳng chân:

Là tình trạng những cơn đau phía trước hay trong phần dưới ống quyển

Nguyên nhân gây bệnh: ai cũng có thể sẽ mắc phải, đặc biệt bệnh thường gặp ở các vận động viên chạy bộ hay quân nhân làm việc trong quân đội

Tập luyện quá mức có thể gây đau xương cẳng chân

 

Cách xử lý hiệu quả là bạn nên nghỉ ngơi một vài tuần để cho chân được nghỉ ngơi
 
5. Hội chứng dải chậu chày:
Là tình trạng tổn thương do hoạt động quá mức của các mô liên kết nằm ở phần cạnh hoặc bên ngoài của đùi và đầu gối
Nguyên nhân gây ra do quãng đường hoặc cường độ bạn luyện tập quá dài hoặc bạn có phần hông yếu

Điểm đau trong hội chứng dải chậu chày

 
Cách xử lý là bạn hãy giãn phần cơ bị đau bằng tư thế đứng thẳng, bắt chéo chân, kéo giãn một bên cơ thể đến khi bạn cảm nhận được căng ở phần quanh mông hoặc thử chạy ở phía đối diện con đường
 
6. Viêm gân bánh chè:
Viêm gân bánh chè là một chấn thương quá mức thông thường, sẽ xảy ra khi gân bánh chè chịu các áp lực liên tục dẫn đến tổn thương gân
Nguyên nhân thường gặp để dẫn đến viêm gân bánh chè là do tần suất hoạt động quá nhiều và quá mức so với sức khỏe quy định, đôi khi tình trạng thừa cân hoặc đặc điểm giải phẫu như: lệch trục chi, xương bánh chèo lên cao, mất cân bằng cơ,... cũng là các lý do để gây nên tình trạng trên. Do đó, ai cũng có thể sẽ mắc phải 

Viêm gân bánh chè cần được điều trị kịp thời

 
Cách xử lý là bạn nên chườm gối nếu thấy có hiện tượng sưng, nên giãn cơ thường xuyên, nghỉ ngơi hoặc điều trị bằng nẹp để thời gian phục hồi tiến triển tốt
 
7. Bong gân mắt cá chân:
Là một sự tổn thương cổ chân và dây chằng bao quanh (rách hoặc giãn), từ đó gây nên những vết sưng bầm, đau nhức và khó chịu
Nguyên nhân gây ra thường là trong quá trình chạy bộ, bạn gặp phải ổ gà hay chướng ngại vật và bị vấp ngã sẽ khiến các dây chằng xung quanh mắc cá bị kéo giãn quá mức hoặc rách gây nên 

Có thể xử dụng xịt lạnh Starblam sau hoạt động chạy bộ để thời gian hồi phục rút ngắn 

 
Cách xử lý là bạn nên hạn chế di chuyển chân, sử dụng nạn để không tác động lên vùng bị bong gân trong 48h. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm của Starblam để giúp các vết thương đươc hồi phục nhanh chóng lên đến 80%
 
8. Căng cơ:
Có thể sẽ gặp ở cổ, thắt lưng, tay và chân. Các sợi có thể sẽ bị rách nếu cơ bắp bị kéo căng quá mức
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi các cơ bị kéo căng quá mức so với bình thường và vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ

Vị trí căng cơ có thể sưng, bầm tím

 
Cách xử lý đó là bạn nên nghỉ ngơi, chườm đá giúp giảm sưng vùng chấn thương, băng bó cơ để bảo vệ phần cơ bị rách để tránh tổn thương nặng. Lưu ý khi băng là bạn không nên quấn băng quá chặt có thể sẽ gây khó khăn trong việc tuần hoàn, lưu thông máu
 
9. Phồng rộp:
Là những vết phồng trên da chứa chất lỏng có các kích thước rất đa dạng, thường hình thành ở gót chân, lòng bàn chân bị rộp da
Nguyên nhân gây ra các vết thương là do trong lúc chạy, gót chân cọ xát vào giày, lớp da trên cùng sẽ có nguy cơ bị rách, hình thành rộp da, tuy nhiên đôi khi chúng sẽ bị ở tay đối với những người hay chạy xe đạp mà không đeo găng bảo vệ

Xử lý vết phồng rộp cẩn thận để tránh bóng nước bị bể

 
Cách xử lý là bạn nên mang một đôi giày chạy vừa chân và thoải mái kèm theo tất, xoa bóp chân với lanolin mỗi tối trong tầm 1 tháng trước khi bạn tham gia các sự kiên thi đấu
 
10. Xóc hông:
Hiện tượng gây ra khi cơ hoành phải làm việc quá mức, co thắt lại
Nguyên nhân gây ra có thể do bạn chạy sai tư thế, ăn hoặc uống quá nhiều gây nặng dạ dày, cột sống tự nhiên có độ cong, chạy quá nhanh và đồn sức quá nhiều ngay từ lúc bắt đầu,...

Tránh ăn và uống nhiều trước khi chạy bộ

 
Cách xử lý là bạn nên ăn uống trước 2 tiếng rồi hãy bắt đầu chạy bộ, trước khi chạy tầm 15 phút nên giãn cơ thật kĩ, nếu bạn bị sốc hông ở đâu có thể nhấn nhẹ vào đó để giảm tình trạng, hít thở sâu và nghỉ ngơi để khắc phục 
Trên đây là tổng hợp các kiểu chấn thương dễ xảy ra khi các bạn tham gia chạy bộ, các bạn có thể tham khảo nhé !
(Sưu tập và tổng hợp)
Phương Phạm
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục