ĐỘT QUỴ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Ngày: 26/03/2022 lúc 09:49AM

Đột quỵ được mệnh danh là kẻ thù thầm lặng, có thể sẽ tấn công bất cứ ai không phân biệt tuổi tác. Trung bình cứ 3 phút sẽ có một ca đột quỵ. Vậy bạn cần biết những gì để phòng tránh và đối phó với nó ? Hãy cùng Y tế Sơn Hương tham khảo bài viết dưới đây nhé !

1. Đột quỵ là gì ?

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) được xem là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ. Khi đó lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Chỉ trong vòng vài phút, các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Hậu đột quỵ đều khiến đa số những người bị giảm sức khỏe hoặc di chứng: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm,...

2.1 . Những yếu tố gây đột quỵ:

Tuổi tác: ở lứa tuổi nào cũng có thể sẽ gặp phải, tuy nhiên phần lớn vẫn là người lớn tuổi. Từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm nguy cơ đột quỵ sẽ tăng cao

Giới tính: nam giới sẽ có nguy cơ bị cao hơn

Tiền sử gia đình: người thân trong gia đình từng bị đột quỵ sẽ có nguy cơ cao hơn những người khác

Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người da trắng

Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới

2.2. Những yếu tố bệnh lý:

Tiền sử đột quỵ: người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ cao đột quỵ vào lần tiếp theo, đặc biệt trong vài tháng đầu sau đó giảm dần trong 5 năm

Đái tháo đường: các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ

Tim mạch: người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não

Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Người hút thuốc có nguy cơ cao gấp 2 lần người bình thường

3. Dấu hiệu của đột quỵ:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Tuy nhiên, cũng còn phụ thuộc váo sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu sẽ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới

Đau đầu là triệu chứng của đột quỵ

4. Sơ cứu cho người bị đột quỵ:

Không để người bệnh té

Gọi xe cấp cứu ngay

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn để bảo vệ đường thở và an toàn cho người bệnh

Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…

KHÔNG tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu

Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm

Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác

Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng 

5. Phòng tránh đột quỵ:

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Thể dục thể thao: tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ

Giữ ấm cơ thể: nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa

Không hút thuốc lá: Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả

Tăng cường thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày để tăng sức khỏe

Sưu tầm và tổng hợp bởi Y tế Sơn Hương

 

 

Phương Phạm
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục