Chữa cận thị bằng Diện Chẩn

Ngày: 18/06/2019 lúc 16:09PM

A . Phác đồ chữa cận thị:

Những người cận đầu tiên tôi chữa theo phác đồ của lương y Trần Dũng Thắng ở TPHCM: 34, 6, 34, 1, 127, 267, 130, 3, 358 và lăn quanh mắt. Phác đồ này hiệu quả nhanh nhưng gặp người cận nặng (4 hay 5 điốp trở lên) thì chưa đủ mạnh.

Sau đó tôi may mắn được gặp lương y Trần Cẩm ở 3B Đặng Thái Thân, Hà Nội. Ông có biệt tài chữa bệnh về mắt bằng Diện Chẩn. Ông có cảm tình với tôi, giảng giải cho tôi rất nhiều điều. Tiếc là ông mắc bệnh hiểm nghèo, quy tiên quá sớm. Kính trọng và biết ơn ông, tôi đã suy ngẫm kỹ và đem những hiểu biết mà ông truyền dạy phục vụ nhân dân. Phác đồ chữa cận thị ông cho là: 4, 8, 20, 12, 13, 65, 100, 131, 130, 267. 34, 267, 358, 423, 180, Ê Minh, Đại Trùy, Tam âm giao, Túc Quang Minh, Nội Quan, Hợp Cốc. (Phác đồ trên có Sinh huyệt 4 là Sinh huyệt 46 được viết tắt. Sau này còn có Sinh huyệt 2 là Sinh huyệt 24 được viết tắt cho dễ nhớ.)

Tôi không có nghiệp vụ đông y, không biết Đại trùy, Tam âm giao, Túc quang minh ở đâu nên bỏ qua, chỉ dùng sinh huyệt của Diện Chẩn với Nội quan, Hợp cốc, Phong trì thôi kết quả vẫn tốt nên đã kiên nhẫn vận dụng suốt 10 năm.

Gặp trường hợp quá nặng, tôi kết hợp cả 2 phác đồ của L.Y Trần Cẩm và LY Trần Dũng Thắng. Thấy chậm hiệu quả thì tôi bổ sung thêm 2, 4, 65, 130, 175 và Sinh huyệt không có số ở khu vực giữa 131 với 358. (Sinh huyệt không có số là do dùng cây dò huyệt truy tìm điểm báo đau phát hiện ra. Khi dùng Sinh huyệt không số tôi luôn thận trọng hỏi người bệnh có thấy nhói đau mới là đúng.) Những phác đồ trên nếu người cận đơn thuần thì khỏi, nhiều người khỏi rất nhanh. Còn những người cận lại có bệnh về mắt kèm theo như: Teo thần kinh thị giác, Viêm thần kinh thị giác, Viêm võng mạc, Xuất huyết võng mạc, Trắng giác mạc … thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn (sẽ nói kỹ ở phần sau).

B . Trình tự chữa cận :

1/ Tác động vào sinh huyệt:

Dùng cây dò huyệt chấm dầu cù là hoặc dầu Bạch hổ day ấn 15 đến 20 lần vào mỗi Sinh huyệt theo thứ tự của phác đồ. (Tôi cố ý chấm dầu để sát trùng que dò, bôi trơn, lưu ấm nóng cho Sinh huyệt thay vì dán cao Salonpas).

Chữa bệnh bằng Diện Chẩn tôi rất tâm đắc chữ TUỲ thầy Châu đã dạy. Chữa mắt cũng vậy. Bệnh nhẹ mà dùng phác đồ mạnh thì tốn thời gian day ấn, gây khó chịu cho người bệnh, nhất là các cháu nhỏ. Nếu bệnh nặng mà dùng phác đồ nhẹ thì lâu khỏi hoặc không khỏi. Tuỳ người bệnh, tuỳ tình trạng bệnh mà chọn phác đồ, hình thức tác động… sẽ có kết quả theo ý muốn. Với trẻ ở tuổi mẫu giáo đã cận, tôi vẫn chữa nhưng không chấm dầu (cay, nóng làm cháu sợ), ấn nhẹ phơn phớt (tránh đau); vừa làm, vừa nịnh, có lúc vừa làm vừa kể chuyện cổ tích gây hứng thú, các cháu không sợ rồi thích thú, hợp tác chữa bệnh và cũng thành công.

2/ Ép giác mạc:

Dùng con lăn bi sừng tròn nhẵn lăn dọc mắt từ trái sang phải. mỗi mắt 10 tiếng đếm, thứ tự như sau:

  • Mắt trái từ 1 đến 10 tiếng đếm
  • Mắt phải từ 11 đến 20 tiếng đếm, quay lại Mắt trái từ 21 đến 30 tiếng đếm.
  • Mắt phải từ 31 đến 40 tiếng đếm, Mắt trái từ 41 đến 50 tiếng đếm.
  • Mắt phải từ 51 đến 60 tiếng đếm

(Nghĩa là 60 giây chia đều cho 2 mắt, mỗi mắt 30 lần cách quãng).

Lăn nhanh, đếm chậm, lăn nhẹ nhàng êm ái, chỉ lăn để ép giác mạc, tuyệt đối không day tròn vì nếu day tròn có nguy cơ tổn thương giác mạc lại không tốt.

3/ Tác động vào đồ hình:

Học Diện Chẩn tôi tâm đắc 8 chữ vàng: Đồ Hình, Sinh huyêt, Đồng Ứng và Linh Động. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao thầy Châu lại đặt 2 chữ Đồ hình lên trước, cứ tưởng sắp thế cho dễ đọc, dễ nhớ. Sau này thực hành chữa bệnh tôi mới thấy 2 chữ đồ hình thật giá trị. Nhiều lần chỉ một đồ hình phù hợp người bệnh khỏi tức thì mà không cần phải bấm hàng chục Sinh huyệt theo phác đồ kinh nghiệm. Những trường hợp như thế người bệnh thường tròn mắt nhìn tôi và thốt lên “Thuốc tiên” rồi sung sướng ra về. Bởi vậy mới có người làm thơ tặng:

Bàn tay thầy, bàn tay tiên
Thầy chẩn trị huyệt khỏi liền lạ thay …

Tôi rất vui không phải vì được tặng thơ mà cảm giác như ngày xưa ở chiến trường nổ phát súng một tên giặc ngã. “Mỗi viên đạn một quân thù”, chiến công như thế dễ gì lập nên. Việc này nói ra người chưa biết gì về Diện Chẩn sẽ không tin cho là khoác lác. Những ai đã làm Diện Chẩn thuần thục , nhuần nhuyễn thì đó là điều kỳ diệu, niềm vui đến bất ngờ, hứng khởi dâng trào, mệt mỏi tan biến, trí tuệ thăng hoa, sức mạnh vượt trội có khả năng vượt lên chính mình, vượt qua mọi rào cản, mọi sự đố kỵ hẹp hòi, quan liêu, bảo thủ.

Tôi đã thường có cảm giác như thế khi chữa bệnh bằng Diện Chẩn và cả khi chữa cận thị.

Chữa cận thị cũng rất cần đồ hình, chỗ khác nhau là nếu dùng đúng đồ hình thì mắt sáng ngay, sáng nhanh chứ không thể khỏi tức thì, giác mạc chỉ xẹp dần dần cho tới khi trở lại như thuở ban đầu cha mẹ cho.

Diện Chẩn có đồ hình về mắt ở trán, ở cổ, ở lưng, ngực, trên bàn tay, bàn chân, ngón tay út… Cái khó là cũng một đồ hình có thê phù hợp với người này lại không phù hợp với người khác. Sử dụng đồ hình hiệu quả hay không là còn tuỳ thuộc vào sự chiêm nghiệm của mỗi người.

4/ Mátxa mắt:

Dùng con lăn đồng lăn quanh ổ mắt. (Không lăn trực tiếp vào mắt, dễ gây tổn thương giác mạc). Lăn quanh ổ mắt cần nặng tay hơn, thời gian không hạn chế. Mục đích là đưa máu lên nuôi mắt và cũng là để tác động vào những Sinh huyệt quanh mắt giúp cho mắt nhanh sáng. Mỗi ngày có thể mátxa mắt nhiều lần, nhưng tốt nhất là cách một giờ lại mátxa. Lăn mắt, mátxa mắt các cháu lớn có thể tự làm, các cháu quá nhỏ thì phụ huynh phải làm thay.

5 . Hơ ngải cứu:

Tôi hướng dẫn các cháu và phụ huynh các cháu hơ ngải cứu vào đồ hình mắt ở 2 bàn tay, bàn chân, ngón tay út và hơ ngải cứu vào vị trí đồng ứng mắt như mắt cá tay, mắt cá chân. Kinh nghiệm của tôi là chỉ cần hơ ở bàn tay, ngón tay út và mắt cá tay là đủ. Hơ nhiều chỗ các cháu không thích, làm qua loa hoặc dí sát gây bỏng lại không tác dụng.

Mỗi vị trí yêu cầu chỉ tối đa 2 phút, mỗi ngày cũng chỉ 4-5 lần là đủ.

Điều cần lưu tâm là dùng ngải cứu tốt. Nguyên liệu chủ yếu là cây ngải cứu, hồi quế. Ngày nay người chữa bệnh bằng Diện Chẩn đã đông, nhu cầu ngải cứu nhiều. Tôi đã quan sát thị trường ngải cứu thấy rằng cần cảnh giác. Do nhu cầu lợi nhuận có cơ sở cho ra sản phẩm đẹp mã, quảng cáo hay nhưng nguyên liệu không bảo đảm, nhiều mùn cưa, phẩm màu, không chất lượng.

6 / Tập nhìn xa:

Mục đích tập nhìn xa là để khôi phục khả năng tự điều chỉnh của mắt.

Việc làm này ít ai để ý nhưng tôi thấy rất hữu ích cho người cận. Tôi yêu cầu các cháu ban ngày lúc rảnh rỗi cần tìm chỗ mát phóng tầm mắt nhìn thật xa. Con chim bay, con chuồn chuồn bay .. cứ nhìn theo hút tầm mắt. Ban đêm tập đếm sao (không nheo mắt). Phụ huynh các cháu nhỏ tuổi có sáng kiến: Sắm cho các cháu cái cần câu có cái phao nổi trên mặt nước quẳng ra xa. Cá cắn câu, phao nhấp nháy, cháu rất thích, câu được cá càng thích và mắt được cải thiện. Có vị sắm cho cháu cái nỏ cao su, trời chiều mát mẻ rủ cháu đi bắn chim. Muốn bắn chim phải đi tìm. Cặp mắt ngó nghiêng cây cối, chẳng bắn được chim nhưng thư dãn, tập nhìn xa. Tập mà chơi, chơi mà tập rất thú vị, chỉ yêu cầu phải có người lớn kèm tránh tai nạn xảy ra.

7/ Kiêng cữ:

Để chữa cận, tôi yêu cầu các cháu bỏ kính. Lúc đầu phụ huynh không thông, tôi phải giải thích: “Càng đeo kính độ cận càng cao, chưa thấy ai đeo kính mà khỏi cận, con cháu các vị đã thay bao nhiêu cặp kính rồi. Mỗi lần thay là một lần tăng độ, đúng không? Tin tôi, bỏ kính ra tôi chữa cho khỏi cận”. Tôi đã thực hiện được lời hứa. Bây giờ nhiều người đưa con đi chữa cận bằng Diện Chẩn đã tự cất kính ở nhà.

Tôi cũng yêu cầu muốn chữa cận thị phải nghỉ xem tivi, không chơi điện tử, nghỉ học hành, không đọc sách báo trong thời gian chữa. Tôi đã từng phạm sai lầm cho một số cháu cùng làng, xã vừa học, vừa chữa cả năm, độ cận chỉ giảm chứ không khỏi, nghỉ hè chỉ 20 ngày là khỏi mỹ mãn.

Khỏi cận rồi cũng phải nghỉ 5 đến 10 ngày nữa rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường. Mục đích phải kiêng là để chống tái cận. Nếu không may tái cận, chữa lại vẫn khỏi nhưng tốn thời gian thêm.

Tôi cũng yêu cầu kiêng ăn cay, nóng như riềng, ớt, sả, tỏi, thịt chó … vì nhớ câu “Vượng hỏa mắt mờ”, cũng kiêng ăn lạnh như kem, đá, nước dừa, nước có ga công nghiệp, nước để trong tủ lạnh… đề phòng hại thận, thị lực cũng giảm.

Nguồn: Sưu tầm

Trần Bảo Châu
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục