NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY NGẢI CỨU

Ngày: 18/06/2019 lúc 14:09PM

NHỮNG TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA CÂY NGẢI CỨU


“Cây ngải cứu chữa trị bệnh gì?” là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Khỏi bệnh gai cột sống và giúp an thai là tác dụng mà ít ai biết về cây ngải cứu!

Cây ngải cứu có tên khoa học Artemisia vulgaris L. họ Cúc Asteraceae, trong dân gian còn gọi cây ngải cứu là cây thuốc cứu, cây thuốc cao, ngải điệp.

cây ngải cứu - y tế sơn hương

ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, PHÂN BỐ CỦA CÂY NGẢI CỨU:

  • Ngải cứu là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Cây ngải cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước, có thể trồng quanh nhà làm thuốc.
  • Cách trồng cây ngải cứu: Trồng bằng thân ngầm, cành, ngọn bánh tẻ vào mùa xuân.
  • Bộ phận cây ngải cứu dùng: Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.

ytesonhuong - cây ngải cứu

CÂY NGẢI CỨU TRỊ BỆNH GÌ ?

Công dụng cây ngải cứu có vị đắng, cay ấm, làm thuốc ôn khí huyết, điều kinh, an thai, chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều. Lá ngải sao cháy có tác dụng cầm máu.

LIỀU DÙNG BÀI THUỐC CÓ CÂY NGẢI CỨU:

Mỗi lần 8- 12 g, dưới dạng thuốc sắc hay nước cốt tươi, làm mồi ngải hay điếu ngải dùng để cứu, ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút.

Chú ý: những trường hợp có sốt không nên dùng ngải cứu.

Nguồn: thoaihoacotsong.vn

Kho 02
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục