Nguyên tắc sử dụng huyệt P2

Ngày: 17/06/2019 lúc 15:33PM

GIẢI THÍCH VÀ ỨNG DỤNG NGŨ DU HUYỆT

Sách ‘Châm Cứu Đại Thành’ quyển 7 có giới thiệu chi tiết phối hợp mạch chứng trong việc áp dụng Ngũ Du Huyệt như sau:
* Giả sử bắt được mạch Huyền, thấy người bệnh có tính sạch sẽ (Đởm là phủ thích sự sạch sẽ), mặt xanh, hay nổi giận, đây là chứng bệnh do Đởm gây ra:

  • Nếu dưới Tâm bị mãn: châm huyệt Tỉnh là Túc Khiếu Âm (Đ.44).
  • Nếu thân bị nhiệt, châm huyệt Vinh là huyệt Hiệp Khê (Đ.43).
  • Nếu thân mình nặng nề, châm huyệt Du là Túc Lâm Khấp (Đ.41).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt, châm huyệt Kinh là Dương Phụ (Đ.38).
  • Nếu nghịch khí và tiêu chảy, châm huyệt Hợp là Dương Lăng Tuyền (Đ.38)

Sau đó, châm tổng kết huyệt Nguyên là Khâu Khư (Đ.40).
* Giả sử bắt được mạch Huyền, thấy người bệânh tiểu gắt, tiểu khó, chân tay co rút, đầy trướng, phía trên rốn có động khí, đây là chứng bệnh do Can gây ra:

  • Nếu dưới Tâm bị mãn: châm huyệt Tỉnh là Đại Đôn (C.1).
  • Nếu thân nhiệt: châm huyệt Vinh là Hành Gian (C.2).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Xung (C.3).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Trung Phong (C.4).
  • Nếu bị nghịch khí và tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Khúc Tuyền (C.8).

* Giả Sử bắt được mạch Phù, Hồng, thấy người bệnh mặt đỏ gay, miệng khô, hay cười, đây là bệnh của Tiểu Trường gây ra:

  • Nếu dưới Tâm bị mãn: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Trạch (Ttr.1).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Tiền Cốc (Ttr.2)
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Hậu Khê (Ttr.3)
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Dương Cốc (Ttr.5)
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Tiểu Hải (Ttr.8).

Rồi châm tổng kết huyệt Nguyên là Uyển Cốt (Ttr.4).
* Giả sử bắt được mạch Hồng, Phù, người bệnh thấy tâm phiền, tâm thống, lòng bàn taynóng, lòng bàn chân nóng, vùng trên rốn có khí động, đó là bệnh do Tâm gây ra:

  • Nếu dưới Tâm bị mãn: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Xung (Tm.9).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Thiếu Phủ (Tm.8).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thần Môn (Tm.7).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Linh Đạo (Tm.4).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Thiếu Hải (Tm.3).

* Giả sử bắt được mạch Phù Hoãn, người bệnh có sắc da vàng, thường hay ợ, hay suy tư, thích ca hát, đây là bệnh của Vị gây nên:

  • Nếu dưới Tâm bị mãn: châm huyệt Tỉnh là Lệ Đoài (Vi.45)
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nội Đình (Vi.44).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Hãm Cốc (Vi.43).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Giải Khê (Vi.41).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Túc Tam Lý (Vi.36).
  • Rồi châm tổng kết huyệt Nguyên là Xung Dương (Vi.42).

* Giả sử bắt được mạch Phù Hoãn, bụng đầy, ăn không tiêu, cơ thể nặng nề, các khớp đau nhức, không muốn hoạt động, chỉ thích nằm, chân tay mỏi, vùng rốn có khí động, lấy tay đè vào thấy cứng, hơi đau, đây là bệnh chứng của Tỳ:

  • Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Ẩn Bạch (Ty.1).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Đại Đô (Ty.2).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Bạch (Ty.3).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Thương Khâu (Ty.5)
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Âm Lăng Tuyền (Ty.9).

* Giả sử bắt được mạch Phù, sắc da trắng bệnh, thường hắt hơi, không vui, chỉ muốn khóc. Đây là bệnh của Đại Trường:

  • Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Thương Dương (Đtr.1).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nhị Gian (Đtr.2).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Tam Gian (Đtr.3).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Dương Khê (Đtr.5).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Khúc Trì (Đtr.11).
  • Rồi tổng châm huyệt Nguyên là Hợp Cốc (Đtr.4).

* Giả sử bắt được mạch Phù, ho suyễn nhiều, nóng lạnh, khí động ở phía bên phải rốn, ấn tay vào thấy cứng, đó là bệnh của Phế:

  • Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Thiếu Thương (P.11).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Ngư Tế (P.10).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Uyên (P.9).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Kinh Cừ (P.8).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Xích Trạch (P.5).

*Giả sử bắt được mạch Trầm Trì, sắc mặt đen sạm, hay lo sợ, hay ngáp, đây là bệnh do Bàng quang gây ra:

  • Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Chí Âm (Bq.67).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Thông Cốc (Bq.66)
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thúc Cốt (Bq.65).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Côn Lôn (Bq.60).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Uỷ Trung (Bq.40).
  • Rồi tổng châm huyệt Nguyên là Kinh Cốt (Bq. 64).

* Giả sử bắt được mạch Trầm Trì, khí nghịch lên, bụng dưới đau, tiêu chảy, từ gối xuống chân lạnh, động khí dưới vùng rốn, ấn tay vào thấy cứng và hơi đau, đó là bệnh của Thận:

  • Nếu dưới Tâm bị đầy: châm huyệt Tỉnh là Dũng Tuyền (Th.1).
  • Nếu thân nhiệt, châm huyệt Vinh là Nhiên Cốc (Th.2).
  • Nếu thân mình nặng nề, các khớp xương đau nhức: châm huyệt Du là Thái Khê (Th.3).
  • Nếu ho suyễn, hàn nhiệt: châm huyệt Kinh là Phục Lưu (Th.6).
  • Nếu bị khí nghịch, tiêu chảy: châm huyệt Hợp là Âm Cốc (Th.9).

 

Nguồn: yduochoc.vn

Trần Bảo Châu
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục